Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

chiến lược kinh doanh của công ty tnhh nhà máy bia châu á thái bình dương | KINH TẾ

 Trái đất đang nóng dần lên mỗi ngày, không khó để nhận ra một hiện tượng là ngành công nghiệp đồ uống châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đang tăng nhiệt mạnh, trong đó phải kể đến sự “nóng”lên chóng mặt của các sản phẩm bia. Các số liệu quan trắc cho thấy từ năm 1920 đến năm 2005, nhiệt độ trái đất đã tăng lên 10C. Nhiệt độ tăng, nhu cầu giải khát cũng ngày một tăng lên theo nhịp sống vội vã. Hàng loạt các loại nước giải khát đua nhau ra đời, từ nước ngọt có ga, không ga, nước ép trái cây, đến các loại trà thảo dược... Đồ uống phất lên nhanh chóng là bia. Trái đất nóng lên, cộng với việc thu nhập của người dân ngày càng tăng, một sự thay đổitập quán uống cũng đã diễn ra mạnh mẽ: người dân nhiều vùng nông thôn đã chuyển từ uống rượu tự nấu sang uống bia. Bia như một thứ giải khát quen thuộc với mỗi người hàng ngày, trong công việc kinh doanh, tiếp đãi bạn bè và cả những ngày lễ tết, bia dần dần thay thế rượu và những đồ uống khác.
Tại Hà Nội và TP. HCM, trong vài năm trở lại đây, số lượng các loại bia tăng lên đáng kể, giá các loại bia cũng tăng từ 10% - 20% kéo theo sự phát triển mạnh của các quán ăn. Trong cái nắng
tháng sáu rát người, các băng rôn quảng cáo về những vị bia mát lạnh góp phần làm nóng thêm áp lực cạnh tranh trong thị trường bia tại Việt Nam. Với một thị trường có sức tăng trưởng 2 con số và sức tiêu thụ bia đầu người năm chỉ mới 18 lít/người năm 2006 còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới, hiện nay lên mức 28 lít/người vào năm 2010 quả có sức hấp dẫn mạnh mẽ cho bất kỳ doanh
nghiệp nào

Trước hết, xin được điểm qua một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam. Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn, với các thương hiệu Bia Sài Gòn, Saigon special, 333, bia hơi, có nhà máy ở khắp 3 miền.Thương hiệu bia quốc tế sản xuất ở Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ nhất phải kể đến 2 thương hiệu: Tiger, Heineken. Đặt chân đến Việt Nam vào năm 1993 thông qua hình thức liên doanh, APB Việt Nam đóng góp nguồn  doanh thu và lợi nhuận  đáng kể vào  tập đoàn. Các thương hiệu quốc tế khác còn có thể kể đến là San Miguel, thương hiệu bia số một tại Philipines, Calsberg đến từ Đan Mạch, Foster's từ Úc, BGI đến từ Pháp quốc. Các nhà máy bia địa phương như Huda Huế, Bến Thành, Đại Việt, Phong Dinh, v.v cũng đóng góp hương sắc vào bức tranh ngành bia thông qua các phân khúc thị trường hẹp có tính địa phương. Quả thật, bia rượu có sức hấp dẫn cả với nhà sản xuất sữa lẫn doanh nghiệp đóng tàu, doanh nghiệp thuốc lá, ... Điều này cũng cho thấy những thay đổi trong nhận thức của người dân đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã có những thay đổi rất lớn. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khi mà các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bùng nổ hơn bao giờ hết cả về số lượng và chất lượng, xu hướng tiêu dùng hàng hoá vì thương hiệu là một tất yếu. Là một trong những công ty bia nổi tiếng, chiến lược phát triển của ABP nhắm vào phân khúc thị trường cao cấp với việc xây dựng Bia có “thương hiệu” là hoàn toàn hợp lý. Vì vậy, tôi đã chọn Nhà máy sản xuất bia Châu Á Thái bình dương để nghiên cứu đưa ra chiến lược quản trị áp dụng đối với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực khác.
Sơ lược Đối tượng nghiên cứu : Đồ án tập trung nghiên cứu Quản trị chiến lược của Nhà máy bia Châu Á Thái bình dương. Vì thời gian có hạn, đồ án chỉ nghiên cứu tập trung chiến lược kinh doanh của công ty tại thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Với mục đích nghiên cứu và phân tích chiến lược kinh doanh của Nhà máy, đề tài tập trung nghiên cứu vào những nội dung như sau:
+ Lý thuyết: Trên cơ sở lý thuyết mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các công cụ khác vận dụng vào nghiên cứu chiến lược của nhà máy bia Châu Á.
+ Khảo sát thực tiễn: Tập trung vào các số liệu hiện có của nhà máy bia Châu Á(Số liệu tại
phòng tài chính - kế toán, nhân sự, phòng marketing...). Và, có tiến hành tự khảo sát, phỏng vấn các cá nhân là người có quyết định chủ chốt trong công ty để phục vụ cho bài luận của mình. Trên cơ sở đó có những đánh giá khách quan và tổng thể về chiến lược kinh doanh. Đề xuất các ý kiến cải tiến: căn cứ vào kết quả nghiên cứu các số liệu giữa chiến lược và kết quả kinh doanh để đưa ra các gợi ý, đề xuất xây dựng chiến lược trong tương lai. 

Các kết quả mong muốn đạt được: Chỉ ra chiến   lược kinh doanh từ việc vận   dụng lý thuyết quản trị và khảo sát số   liệu thực tiễn. Hiệu quả và tầm quan trọng của chiến lược quản trị tại nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương. Đề xuất hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại Công ty TNNN nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn 2020 >> Tải nội dung: chiến lược kinh doanh của công ty tnhh nhà máy bia châu á thái bình dương | KINH TẾ |